Ý kiến thăm dò
Bạn quan tâm đến chuyên mục nào trên trang?
Metformin Không Còn Là Thuốc Đầu Tay Để Điều Trị Tiểu Đường Týp 2
Đăng lúc: 02:45:59 20/03/2023 (GMT+7)
khám chữa bệnh cho người cao tuổi
Metformin đã từng được sử dụng như một liệu pháp điều trị đầu tay mặc định cho bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, xu hướng quản lý bệnh đái tháo đường hiện nay đang dần thay đổi. Thay vì tập trung vào kiểm soát đường huyết, các hướng dẫn dần chú trọng vào các mục tiêu cá thể hóa điều trị hơn. Vì vậy, vị trí của Metformin đang dần bị thay thế. Trong bài viết này, xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về vị trí của Metformin trong liệu pháp điều trị đái tháo đường tuýp 2.
1 Thông tin chung về Metformin
Metformin là một hoạt chất nổi bật thuộc nhóm biguanide vì lợi thế về tính an toàn và hiệu quả so với các hoạt chất khác trong nhóm.1.1 Tổng quan về lịch sử của Metformin
- Metformin được phát hiện có khả năng hạ đường huyết
- Metformin được công nhận và sử dụng phổ biến
- Metformin được tuyên bố là liệu pháp đầu tay trong điều trị ĐTĐ typ 2
1.2 Cơ chế tác dụng của Metformin
Metformin được chứng minh là có tác dụng kiểm soát đường huyết thông qua một số cơ chế sau:- Metformin ức chế quá trình tân tạo Glucose ở gan.
- Metformin giảm hấp thu glucose từ ruột và tăng hấp thu glucose ở mô.
1.3 Tác dụng kiểm soát đường huyết của Metformin
Đơn trị liệu bằng Metformin đã được chứng minh là làm giảm HbA1c trung bình 1,3%, so với mức tăng 0,4% ở nhóm giả dược sau 29 tuần. Một thử nghiệm về mức độ cải thiện đường huyết, so sánh đơn trị liệu của Rosiglitazone, Metformin và Glyburide ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường mới được chẩn đoán, cho thấy Metformin vượt trội so với Glyburide nhưng không tốt hơn Rosiglitazone. Tuy nhiên, Rosiglitazone lại tiềm ẩn các tác dụng phụ nghiêm trọng như phù nề, tăng cân, suy tim và gãy xương. Có một số nghiên cứu so sánh Metformin với các thuốc chống tăng đường huyết mới hơn. Một nghiên cứu gần đây đã so sánh các liều Canagliflozin khác nhau (100/300 mg) với Metformin và liệu pháp phối hợp. Kết quả cho thấy, liệu pháp phối hợp có hiệu quả hạ đường huyết vượt trội so với các nhóm điều trị khác. Metformin giúp giảm các biến cố liên quan đến hạ đường huyết và tăng cân tốt hơn so với sulfonylurea và insulin.1.4 Tác dụng trên tim mạch của Metformin
Hội Nghiên cứu về đái tháo đường ở Vương quốc Anh gợi ý rằng có thể có những lợi ích về tim mạch khi sử dụng Metformin. Một số thử nghiệm cho thấy, Metformin ít gây tử vong và nhồi máu cơ tim hơn so với chăm sóc thông thường. Tuy nhiên, tỷ lệ gặp phải các biến cố đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi giảm không đáng kể. Trong thử nghiệm SPREAD-DIMCAD liệu pháp Metformin cũng cho thấy lợi ích giảm các biến cố tim mạch so với Glipizide. Mặc dù cả hai nhóm đều đạt được mục tiêu HbA1c, liệu pháp Metformin giúp giảm 12% nguy cơ gặp phải các biến cố tim mạch nghiêm trọng trong khi Glipizide gây hạ đường huyết và tăng cân nhiều hơn. Trong nhiều năm, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của Metformin đối với các biến cố tim mạch, nhưng dữ liệu chưa được kết luận cụ thể. Một số phân tích gộp cho thấy Metformin có liên quan đến tỷ lệ tử vong và mắc các biến cố liên quan đến tim mạch thấp hơn. Một số phân tích gộp khác lại không chỉ ra được tác dụng bảo vệ tim mạch của Metformin. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các yếu tố gây nhiễu ảnh hưởng đến kết quả thật.1.5 Tác dụng phụ của Metformin
Trên tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy và khó chịu ở bụng. Các triệu chứng này sẽ giảm nếu dùng Metformin cùng với bữa ăn và tăng liều dần dần. Nhiễm toan lactic: Mặc dù Metformin ít gây nhiễm toan lactic hơn đáng kể so với các biguanide khác, nhưng vẫn tồn tại một nguy cơ nhỏ. Năm 2016, FDA cho rằng loại thuốc này an toàn cho những người bị suy thận từ nhẹ đến trung bình và chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận nặng. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện tại cho thấy, ngay cả ở những bệnh nhân có chống chỉ định như suy thận, gan hoặc tim, thì tỷ lệ nhiễm axit lactic liên quan đến sử dụng metformin được coi là cực kỳ hiếm Thiếu vitamin B12: Metformin có thể làm giảm hấp thu Vitamin B12. dẫn đến các tổn thương dây thần kinh không thể đảo ngược.2 Tại sao Metformin được lựa chọn là liệu pháp đầu tay trong điều trị đái tháo đường?
Sau lần đầu tiên được phát hiện vào cuối thế kỷ 20, Metformin vẫn là liệu pháp hạ đường huyết được kể đơn rộng rãi nhất để kiểm soát bệnh ĐTĐ typ 2 trên toàn thế giới. Metformin được hầu hết các hướng dẫn lâm sàng công nhận sau khi Hiệp hội đái tháo đường Vương quốc Anh (UKPDS) lần đầu tiên chứng minh lợi ích kiểm soát đường huyết lâu dài và giảm nguy cơ tim mạch của nó bên cạnh việc ít gây tăng cân và ít gây hạ đường huyết so với điều trị bằng Insulin và Sulfonylurea. Và trải qua nhiều thập kỷ, tính an toàn và hiệu quả của Metformin càng được củng cố. Nhìn chung, Metformin được dung nạp tốt với các tác dụng phụ tối thiểu,sử dụng thuận tiện, giá cả phải chăng và sẵn có trên toàn cầu. Hơn nữa, không giống như một số thuốc hạ đường huyết khác, Metformin hiếm khi gây hạ đường huyết quá mức và không ảnh hưởng đến cân nặng.3 Metformin có nên tiếp tục là liệu pháp đầu tay?
Mặc dù tính an toàn, hiệu quả đã được chứng minh và có lịch sử sử dụng lâu dài, nhưng các dữ liệu về lợi ích trên tim mạch của Metformin vẫn còn hạn chế. Điều này, gây ra các tranh luận về việc liệu Metformin có nên tiếp tục là lựa chọn điều trị đầu tay hay không. Trong khi đó, một số loại thuốc kiểm soát đường huyết khác có những ưu điểm mang tính cá thể hóa hơn.- Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC) và EASD thay đổi hướng dẫn điều trị
- ADA 2021: Metformin vẫn là phương pháp điều trị đầu tay
- Báo cáo đồng thuận T9/2022 ADA/ EASD: Metformin không còn là lựa chọn đầu tay mặc định cho mọi bệnh nhân ĐTĐ typ 2
- ADA 2023: Quyết định sử dụng GLP-1 RA và SGLT-2i là liệu pháp đầu tay và độc lập với Metformin để giảm nguy cơ tim thận
4 Các biệt dược chứa Metformin phổ biến hiện nay
Mặc dù không mang đến tác dụng bảo vệ tim mạch rõ rệt như các nhóm thuốc mới, nhưng Metformin vẫn là lựa chọn hàng đầu trong các phác đồ điều trị bệnh đái tháo đường. Cùng với đó, các biệt dược của Metformin trên thị trường cũng rất đa dạng.- Viên nén bao phim: Glucophage (Metformin 1000mg), Janumet 50mg/1000mg (Metformin 1000mg), Janumet 50mg/500mg, Janumet 50mg/850mg,...
- Viên nén bao phim giải phóng kéo dài: Janumet XR 50mg/500mg (Metformin 500mg), Metformin Stada 1000 mg MR (Metformin 1000mg), Glucophage XR 1000mg, Glucophage XR 750mg,... Đối với dạng giải phóng kéo dài này, nên uống cả viên mà không được bẻ để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.